1. Giới thiệu về tế bào gốc1.1. Tế bào gốc là gì?Tế bào gốc (Stem Cell) được coi là những “vật liệu thô” của cơ thể người. Trong điều kiện thích hợp, chúng sẽ nhân đôi để trở thành các tế bào mới, hoặc trở thành các tế bào chuyên biệt với nhiều chức năng khác nhau. Chúng có thể chuyển đổi bản thân thành các tế bào có chức năng khác trong cơ thể như tế bào tủy xương hay tế bào máu. Đây là khả năng mà không loại tế bào nào trong cơ thể sở hữu. Tế bào gốc là gì? 1.2. Các loại tế bào gốc phổ biếnCó nhiều cách nhận dạng các loại tế bào gốc, nhưng có hai loại phổ biến: tế bào gốc đa năng (tế bào gốc phôi), tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc trưởng thành biến đổi chứa thành phần phôi. 1.2.1. Tế bào gốc phôiTế bào gốc phôi được lấy từ phôi thai trong khoảng vài ngày tuổi. Trong giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang và chứa khoảng 150 tế bào gốc. Đây là những tế bào gốc đa năng có thể phân chia thành các tế bào mới, hoặc trở thành các tế bào có chức năng chuyên biệt. Tế bào gốc phôi có thể biến thành các tế bào chức năng 1.2.2. Tế bào gốc trưởng thànhNhững tế bào gốc trưởng thành được chiết xuất từ các mô trưởng thành như mô mỡ hoặc tủy xương. Các tế bào gốc trưởng thành được cho là có khả năng hạn chế hơn các tế bào đa năng. Ví dụ như tế bào tủy xương không thể biến thành tế bào máu. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tế bào gốc trưởng thành có nhiều khả năng hơn thế: tế bào tủy xương còn có thể biến đổi được thành tế bào xương mới hay tế bào cơ tim. Sơ đồ tế bào gốc trưởng thành tồn tại ở các mô 1.2.3. Tế bào gốc trưởng thành biến đổi chứa thành phần phôiĐây là một loại tế bào mới ra đời nhờ công cuộc nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học. Họ đã thành công lập trình ra một mã gen mới có thể biến đổi tế bào gốc trưởng thành, giúp chúng có được các chức năng giống như tế bào gốc phôi. Đây là một bước tiến lớn trong nghiên cứu tế bào gốc. 2. Công dụng của tế bào gốcNhư đã đề cập ở phần đầu bài viết, tế bào gốc có tác dụng nổi bật nhất là khả năng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt với chức năng cụ thể và thực hiện hiệu quả chức năng đó. Nhờ khả năng kỳ diệu này, tế bào gốc đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong thực tế và cho thấy nhiều công dụng đáng kể. 2.1. Tác động trong sự phục hồi cơ thểTế bào gốc được biết đến với công dụng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt với nhiều chức năng khác nhau. Điều này vô cùng có ích đối với các tổn thương của cơ thể. Bởi khi cơ thể bị tổn thương, chúng sẽ đóng vai trò một “phao cứu sinh”, ngay lập tức thay vị trí của tế bào đã bị tổn thương và thực hiện được các chức năng thay thế của tế bào cũ. 2.2. Ứng dụng trong lĩnh vực y tếBởi khả năng của mình, tế bào gốc rất được chú trọng nghiên cứu trong lĩnh vực thẩm mỹ và y tế. Trong y tế, chúng được ứng dụng để tạo ra các mô thay thế cho những bộ phận đã thương tổn hoàn toàn và không có khả năng phục hồi. Trong thực tế, các bác sĩ đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng các tế bào mô liên kết tạo thành các mô tim. Ngoài ra, động vật bị suy tim đã được tiêm bổ sung các tế bào tim mới, kết quả là chúng đều có những tiến triển tích cực đối với tình trạng của mình. Điều này chứng minh tiềm năng lớn của chất liệu này trong việc điều trị các vấn đề y tế. Ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ và y tế 3. Một số nghiên cứu và phát triển liên quan3.1. Nghiên cứu khoa họcTế bào gốc tạo máu đã được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1945, là khởi nguồn cho mọi nghiên cứu về sau. Một vài thành tựu trong lịch sử nghiên cứu nổi bật là: tế bào tủy xương giúp cải thiện tình trạng xương của chuột, hay sự kiện chú cừu được sinh ra từ nhân bản vô tính: Dolly. Ngày nay, tế bào gốc vẫn là chủ đề nghiên cứu của rất nhiều cơ quan nghiên cứu nổi tiếng như Viện Nghiên cứu Gen người Mỹ, cho thấy tiềm năng lớn của chủ đề này. Cừu Dolly là bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc 3.2. Các phát triển mới trong việc sử dụng tế bào gốcTrong thực tế, các nghiên cứu về cho rằng tế bào gốc có khả năng cải thiện các bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường hay loãng xương. Tuy nhiên cho đến hiện tại, phần lớn những hiểu biết về tác dụng điều trị bệnh của tế bào gốc của nhân loại đều mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu và chưa được đưa vào điều trị thực tiễn trong y học. Ngoài tác dụng y học, các tác dụng của tế bào gốc cũng được ứng dụng trong mỹ phẩm. Rất nhiều thực phẩm chức năng có chiết xuất tế bào gốc đã và đang lưu hành trên thị trường, được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc trẻ hóa làn da, tăng cường sức khỏe da. Quá trình nghiên cứu và phát triển tế bào gốc 4. Sử dụng tế bào gốc có lợi ích gì?Tế bào gốc đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế dưới rất nhiều hình thức, sở hữu rất nhiều lợi ích đáng kể và tạo ra đóng góp lớn đối với quá trình hồi phục của cơ thể. Tế bào gốc đã được đưa vào các sản phẩm mỹ phẩm và được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Cụ thể, tế bào gốc được đưa vào các sản phẩm thức uống chức năng làm đẹp da, giúp bổ sung tế bào gốc vào cơ thể người để “tiếp tế” khi cần thiết. Ngoài ra, trong y tế, tế bào gốc đã được sử dụng trong việc điều trị ung thư máu và bỏng, đem lại hiệu quả rõ rệt cho các bệnh nhân. Ví dụ như đối với việc điều trị ung thư máu, các tế bào gốc tạo máu đã góp phần không nhỏ giúp cho bệnh tình của các bệnh nhân được tiến triển tích cực. 5. Kết luận5.1. Tóm tắt về tầm quan trọng của tế bào gốcTế bào gốc có thể được gọi là “phao cứu sinh” của cơ thể khi có khả năng thay thế những tế bào mất chức năng và thực hiện chức năng tương tự. Nếu được nghiên cứu và ứng dụng đúng, tế bào gốc có thể trở thành câu trả lời cho nhiều căn bệnh nan y không lối thoát như ung thư hay loãng xương. 5.2. Tương lai nghiên cứuTế bào gốc vẫn là chủ đề nghiên cứu chính của rất nhiều cơ quan nghiên cứu danh tiếng trên thế giới cũng như bộ phận nghiên cứu của nhiều công ty dược mỹ phẩm. Công nghệ này hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Minh chứng là sản phẩm Youmaku Stem Cell Nano Liquid – áp dụng thành công công nghệ chiết xuất Amnion dạng Liquid lần đầu tiên trên thế giới, cho ra nhiều công dụng ưu việt. Nguồn tham khảo:
|